Khách sáng nay là một 3/5 Energy Projector với cách ra quyết định dựa vào cảm xúc. Vì là line 5 nên sẽ liên tục được (hoặc bị) người xung quanh đặt nhiều kỳ vọng rằng bạn sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề. Đó cũng là lợi thế nhưng cũng là áp lực, vì nếu bạn mắc lỗi (thường thấy ở line 3) trong việc giải quyết chúng, kỳ vọng sẽ biến thành tai tiếng.
Hãy nói rõ cho người khác rằng “Không, điều đó vượt quá khả năng của tôi” đối với những vấn đề mà bạn biết chắc không thể xử lý được, việc thành thật về những điểm yếu và giới hạn của bản thân là một động thái thông minh. Là một line 3 nên thường bạn sẽ mất nhiều thời gian liên tục thử nghiệm và cách giải quyết vấn đề sẽ không đến ngay lập tức. Có vẻ như bạn cũng đã hiểu rõ đặc điểm này của mình. Bạn cũng cần chú ý đến tín hiệu cảm xúc khi ra quyết định, việc dành thời gian để đưa ra quyết định rất cần thiết và nên hình thành thói quen nói “hãy để tôi suy nghĩ thêm về chuyện này” với người khác. Đó là cách tốt nhất để bạn có thời gian quan sát “những làn sóng cảm xúc” của mình.
Trong Human Design, khoảng 50% dân số có những “làn sóng cảm xúc” lên xuống thường trực. Ví dụ như khi họ gặp một người khác giới và nghĩ rằng “người này thật tuyệt vời!” hoặc “đứa bé đó thật dễ thương!”, sau đó họ lại cảm thấy “Không phải vậy.” Đó chính là làn sóng của cảm xúc. Họ có thể có cảm xúc rất mạnh cho điều gì tại một thời điểm nào đó nhưng một lúc khác nó hoàn toàn đảo chiều. Những gì bạn cảm nhận ngay lúc đó không hẳn là đúng, bạn càng dành nhiều thời gian, bạn sẽ càng thấy được sự thật. Bản thân mình không có những “làn sóng cảm xúc” đặc thù như vậy, thật khó để diễn đạt bằng trải nghiệm cá nhân nên chỉ có thể kể từ kinh nghiệm quan sát người khác.
“Vậy thì tôi nên dành bao nhiêu thời gian?”, câu trả lời là phụ thuộc vào độ lớn của vấn đề. Ví dụ như nếu đó chỉ là món đồ bạn muốn mua trong đợt sale off ở cửa hàng quần áo, bạn có thể đợi đến gần thời hạn giảm giá cuối cùng và quyết định xem bạn có thực sự muốn nó hay không. Tuy nhiên, nếu đó là một quyết định quan trọng như kết hôn, ly dị, thay đổi công việc hoặc di chuyển nơi ở, bạn nên dành thời gian dài hơn cho nó.
“U sầu/buồn bã” là một chủ đề lớn khác trong Human Design bên cạnh “những làn sóng cảm xúc”. Những cá nhân có cá tính mạnh hoặc dị biệt thường sẽ trải nghiệm u sầu và sự sầu muộn. Nó có thể là cảm giác cô đơn hoặc buồn bã trong một khoảnh khắc nào đó nhưng không có lý do cụ thể nào cho những nỗi buồn này. Nếu bạn biết kiên nhẫn và tận hưởng nó, sự sáng tạo sẽ đến. Như thể một bài hát hay một bài thơ xuất hiện trong tâm trí bạn khi bạn buồn. Tất nhiên, sự sáng tạo trong Human Design có rất nhiều hình thái, không chỉ giới hạn ở nghệ thuật và không phải lúc nào cũng đến từ nỗi buồn.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu truy tìm nguyên nhân của nỗi buồn này, bạn sẽ bắt đầu rơi vào “trầm cảm” thay vì “u sầu”. Nếu bạn nói với bản thân rằng đó là lỗi của bạn, lỗi của người khác, lỗi của người xung quanh hoặc thậm chí lỗi của xã hội, bạn sẽ chìm vào trạng thái trầm cảm và không sinh ra bất kì sự sáng tạo nào. Vì vậy không cần phải cố gán ghép nó với bất kỳ nguyên nhân nào hết. Kiên nhẫn, nhận biết nó và khi có thể, hãy chuyển hoá cảm xúc này thông qua công việc sáng tạo.
Người bạn sáng nay có cả “làn sóng cảm xúc” và “u sầu/buồn bã” trong design, vì vậy mình đã nhắc bạn rằng hãy cẩn thận với cả hai. Buổi nói chuyện 2 tiếng nên có rất nhiều thứ cần chú ý, nhưng bạn có thể bắt đầu thực hành những thứ cơ bản và một lần thử nghiệm sai cũng là một cơ hội học hỏi.